Kỹ thuật bơi bướm là một trong các kiểu bơi được nhiều người quan tâm. Làm thế nào để có thể bơi chuẩn và tập luyện dễ dàng biết bơi trong thời gian ngắn. Swimcare.vn chia sẻ với các bạn một kỹ thuật bơi bướm dễ học hướng dẫn cận kỹ từ A-Z dưới đây:
>>>Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật đứng nước-Cách đứng nước lâu
Bơi bướm là gì?
Bơi bướm trong tiếng Anh là Butterfly stroke (đôi lúc người ta vẫn gọi là Fly stroke, Dolphin stroke). Nó là kiểu bơi nhanh, đòi hỏi kỹ thuật và thể lực cao hơn bơi sải, bơi ếch hay bơi ngửa vì nó phải kết hợp nhịp nhàng chuyển động của chân, tay và toàn thân.
Đây là kiểu bơi mới nhất được đưa vào thi đấu, nó xuất hiện lần đầu vào năm 1933, có nguồn gốc từ kiểu bơi ếch. Trong bơi bướm, động tác của tay đối xứng nhau, hai chân khép sát, uốn lượn đạp nước giống như đuôi cá heo, toàn thân kết hợp ngoi lên và lặn xuống tạo ra sự uốn nhịp nhàng theo hình sóng.
So với các kiểu bơi sải, bơi ếch và bơi ngửa có thể dễ dàng với người mới tập bơi thì bơi bướm lại là kiểu khó, đòi hỏi kỹ thuật cũng như thể lực thật tốt.
Tác dụng của bơi bướm
– Cũng như các kiểu bơi khác, bơi bướm giúp rèn luyện cơ thể, nâng cao sức khỏe
– Tập bơi là cách được nhiều người chọn để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi
– Tham gia luyện tập bơi hàng ngày sẽ giúp hệ cơ phát triển tốt hơn. Đó chính là lý do các vận động viên bơi bướm chuyên nghiệp luôn sở hữu một cơ thể dẻo dai và một body lý tưởng.
– Bơi bướm đúng cách sẽ giúp bạn có một vòng 3 thon gọn và săn chắc. Nguyên nhân vì kiểu bơi này có các động tác uốn sóng toàn tân, các bó cơ bụng luôn hoạt động để đốt cháy lượng mỡ thừa.
Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm chuẩn nhất
Tư thế cơ thể khi tập bơi bướm
Bơi bướm là kiểu bơi khó và tư thế khi bơi thế nên cũng không hề dễ dàng. Tư thế cơ thể được thể hiện qua câu: “Vai xuống, hông nhô cao – Vai cao, hông hạ thấp”. Do đó, bạn phải đảm bảo tư thế luôn đúng đồng thời phối hợp nhịp nhàng với các động tác tay và chân.
Thêm điều nên quan tâm nữa là “uốn sóng” như thế nào cho đúng? Bạn cần nhớ cơ thể sẽ được uốn tới trước để di chuyển xuyên qua khối nước chứ không phải lặn tới trước (uốn quá sâu) và cũng không phải là di chuyển ở ngay mặt nước (uốn quá cạn hoặc cắt bớt sóng) để tiến về trước.
Động tác chân trong kỹ thuật bơi bướm
► Cách thực hiện
– Hai chân khép lại với nhau và hoạt động cùng lúc như một chân vịt bản lớn, động tác chân được phối hợp với động tác uốn sóng tự nhiên của cơ thể
– Bắt đầu động tác này từ hông, đập lên bằng mặt sau của đầu gối rồi đập xuống bằng mặt trước của đầu gối
– Động tác đập chân bướm càng càng mạnh và dứt khoát khi về sau, cả hai chân phải đập mạnh như nhau
– Kết thúc động tác khi chân đập xuống duỗi thẳng hoàn toàn
► Thời điểm thực hiện động tác chân
– Với chân thứ nhất: khi tay vào nước, hông ở vị trí cao hơn đầu và vai. Bạn cần nhớ là hông phải lướt trên mặt nước trong lần đập xuống đầu tiên.
– Với chân thứ 2: khi tay quạt lên, hông cao khi tay di chuyển trên không. Sự phối hợp của “hông cao” và “duỗi thẳng chân” sẽ giúp cơ thể “bay xa” trên bề mặt nước.
Các động tác tay trong kỹ thuật bơi bướm
Quạt tay theo hình chữ Y hoặc lỗ khóa. Cách thực hiện như sau:
– Vào nước: lòng bàn tay hướng ra ngoài, nếu bạn càng có sức mạnh thì càng vào nước gần trục giữa vai
– Tỳ nước (Quạt ra ngoài): duỗi dài để tay tách ra phía ngoài vai và hướng ngược trở lên mặt nước. Lưu ý tại vị trí tỳ nước, bạn phải giữ cùi chỏ giữ cao và không nhìn thấy được bàn tay (vì đầu nằm dưới cánh tay cản trở tầm nhìn).
– Quạt vào trong: sau khi động tác đập chân đã chuyển hướng mông đến bề mặt nước thì mới quạt tay vào trong
– Quạt lên: thực hiện liên túc, càng về sau càng nhanh
– Vung trên không: tay gần như thẳng đứng và cách khỏi mặt nước, cánh tay hơi gập khi vung qua đầu
Động tác phối hợp cơ thể trong cách bơi bướm
Để thực hiện chính xác động tác này, bạn chỉ cần nhớ câu “Hông nhô cao khi bàn tay vào nước”.
Bên cạnh đó khi vào nước cần cố gắng để đầu, thân và cánh tay như một khối thống nhất (nhớ là lưng thẳng từ đầu đến cuối cột sống nhé).
Tư thế của đầu khi bơi bướm
Được xem là động tác có ý nghĩa “sống còn” trong khi bơi. Đầu luôn phải thẳng hàng với thân trong suốt quá trình bơi.
Nhờ sự phối hợp chính xác của đầu – tay – chân mà hông luôn luôn nhô cao trong nước. Bơi bướm mà “mất hông” thì rất khó đạt tốc độ cao.
Bạn cần lưu ý những điều sau:
– Mặt hướng xuống khi tay quạt ra ngoài
– Khi tay quạt vào trong thì cằm hơi nâng lên, mắt nhìn về phía trước
+ Khi tay quạt lên (về sau – ra ngoài) thì cằm nhô khỏi mặt nước
– Khi tay vung ngang vai để tay vào nước thì đầu cúi xuống, điều này giúp chuyển động sóng của cơ thể được tốt hơn
Cách thở khi tập bơi bướm
Thở chính là kỹ thuật quan trọng nhất giúp bạn thực hiện tốt mọi động tác, Thở phải kết hợp uyển chuyển, linh hoạt với chuyển động toàn thân.
Cách thở là: cứ hai chu kỳ tay thì thở một lần bằng cách đưa cằm về trước. Nhớ rằng nếu bạn nâng người quá cao khi thở sẽ làm mất tư thế của cơ thể.
Bạn có biết bơi bướm sẽ tiêu tốn năng lượng hơn bơi sải gấp 2 lần và nhanh đuối sức hơn bơi ếch gấp 4 lần. Chính vì thế nếu thở đúng cách bạn sẽ lâu bị đuối sức hơn.
Swimcare là nhà nhập khẩu và phân phối sản phẩm cho người đi bơi bao gồm mỹ phẩm cao cấp TRISWIM giúp khử và loại bỏ chất Clo (Chlorine), kính bơi cao cấp dùng cho người bơi chuyên nghiệp WAVE, kính bơi cho người bị cận thị và trang phục bơi giúp ngăn ngừa Clo bám vào da.
Mọi góp ý và thư từ thông tin, xin vui lòng liên hệ email: info@swimcare.vn hoặc info@tombill.vn
Fanpage Swimcare: https://www.facebook.com/swimcare.vn/
Chân thành cảm ơn!