Nhiều chị em yêu thích bơi lội, nhưng đến khi mang thai lại có nỗi lo lắng rằng: Mang thai có nên đi bơi không? Swimcare đã tổng hợp lại những nguồn tin giúp bạn an tâm thỏa mãn sở thích của chị em.
Hoạt động bơi lội thường xuyên khi mang thai đem lại rất nhiều lợi ích cho chị em như: giảm các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ, giữ dáng trong thai kỳ và nhanh chóng giảm cân sau sinh,…
Khi mang thai, lượng máu tuần hoàn cơ thể và cân nặng của bản thân sẽ khiến mẹ cảm thấy nóng bức khó chịu trong người. Đi bơi có thể xem như một giải pháp hạ nhiệt an toàn dành cho mẹ. Làn nước mát lạnh trong veo sẽ xoa dịu tinh thần và giúp mẹ thoải mái hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý bơi thế nào cho an toàn.
Lợi ích và lời khuyên bơi lội trong thời kỳ mang thai
Nếu bạn đã thường xuyên đi bơi trước khi mang thai, thì trong thai kỳ, bạn vẫn có thể tiếp tục mà không cần phải thay đổi nhiều. Ngược lại, nếu đây không phải là thói quen của bạn thì bạn nên thử nghiệm nó bởi nó sẽ mang lại những tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể người mẹ và thai nhi, với điều kiện bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn trước. Lưu ý, mẹ bầu nên bắt đầu một cách thật chậm rãi, cử động một cách thoải mái từ từ trong quá trình khởi động và kết thúc, và luôn nhớ rằng không được làm quá sức mình.
Khi bạn ở dưới dưới nước luôn nhớ phải giữ cân bằng lượng nước trong cơ thể. Theo Tiến sĩ James M.Pivarnil, Đại học bang Michigan thì chưa có khuyến cáo chính thức về việc phụ nữ mang thai nên uống bao nhiêu nước khi tập thể dục, nhưng có một hướng dẫn rất phù hợp là bà bầu nên uống một cốc nước (khoảng 220ml) trước khi bắt đầu bơi, sau mỗi 20 phút bơi lại uống 1 cốc như vậy, và một cốc sau khi bơi xong. Trong thời tiết nóng ẩm, mẹ bầu có thể uống nhiều hơn.
#1 Lời khuyên cho ba tháng đầu tiên : Bầu 3 tháng đầu có nên đi bơi?
Nếu thể lực cho phép, những phụ nữ mang thai nên bơi ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bơi vào buổi sáng sẽ giúp mẹ bầu quên cơn buồn nôn và tiếp thêm sinh lực cho cả ngày.
2# 3 tháng tiếp theo:
Cho dù đã bước sang giai đoạn giữa của thai kì, nhưng bạn không bắt buộc phải bơi ít đi vì có khá nhiều kiểu bơi nhẹ nhàng phù hợp đối với cơ thể mẹ bầu. Đồng thời, mẹ bầu có thể không cần phải thay đổi chế độ luyện tập, nhưng có một lưu ý về đồ bơi là phải thật sự thoải mái vì lúc đó vòng 2 đã và đang to ra.
3# 3 tháng cuối khi mang thai bơi
Môi trường nước sẽ hỗ trợ khớp và dây chằng của mẹ bầu khi bơi, ngăn ngừa chấn thương và cũng giúp mẹ bầu cảm thấy mát mẻ. “Kiểu bơi ếch đặc biệt có lợi trong 3 tháng cuối của thai kỳ, bởi vì nó giúp thư giãn và cân bằng các cơ ở vùng ngực và vùng lưng. Đây là hai vùng thường bị lệch do những thay đổi trong quá trình mang thai”, bà Julie Tupler, huấn luyện viên, người sáng lập Maternal Fitness, một chương trình tập thể dục cho phụ nữ mang thai tại thành phố New York cho biết.
4# Kiểu bơi nào sẽ tốt khi mang thai
Lưu ý mang thai không nên bỏ qua khi đi bơi.
1# Đo huyết áp trước khi xuống hồ:
Trước khi xuống hồ, mẹ nên kiểm tra huyết áp, mạch đập và một số kiểm tra cần thiết khác để tránh được các nguy cơ có thể xảy ra.
2# Thời gian bơi và nhiệt độ hồ bơi:
Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu đi bơi là tháng 4 đến tháng thứ 7 của thai kỳ. Vì lúc này, thai nhi đã ổn định và mẹ bầu có thể thoải mái hơn với các hoạt động của mình. Thời gian cuối của thai kỳ, để tránh bị cảm lạnh hoặc vỡ ối sớm mẹ nên ngừng hoạt động bơi lội.
Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu không có sự cho phép của bác sĩ, mẹ không nên đi bơi để tránh những nguy hiểm xảy ra. Vì đi bơi trong thời điểm này có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Đi bơi là để giúp cơ thể mát mẻ hơn trong những ngày nóng nực. Nhưng theo một số bác sĩ, khi trời quá nắng, mẹ bầu cũng không nên đi bơi. Vì khi đó, nhiệt độ cơ thể đang tăng cao, gặp nước lạnh sẽ rất dễ bị cảm.

Nếu xuống nước trong tình trạng không tốt hoặc bơi trong nước quá lạnh hoặc quá nóng, thai phụ có khả năng phải trải qua các cơn đau co thắt tử cung, ảnh hưởng tới thai nhi. Độ ấm của nước cần được duy trì ở mức 29-30 độ C để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, mẹ bầu nên đi bơi trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, vì lúc này tử cung không dễ bị co thắt. Hạn chế tiếp xúc với hồ bơi vào sớm tinh mơ, tối khuya hay trưa nắng.
3# Tư thế bơi an toàn khi mang thai
Không đòi hỏi phải xoay người như bơi sải cũng không có những động tác vận động mạnh như bơi bướm nên bơi ếch có lẽ là kiểu bơi phù hợp nhất cho mẹ bầu. Đơn giản hơn, mẹ cũng có thể chọn cách thả trôi mình trên mặt nước và đạp chân tay một cách nhẹ nhàng. Đây cũng là một tư thế tốt, giúp mẹ giảm bớt cảm giác đau lưng khi mang thai.
4# Môi trường xung quanh
Trước khi đi bơi, mẹ nên tìm hiểu một chút về hồ bơi mà mình chọn, đặc biệt chú ý đến nước của hồ bơi. Nếu điều kiện thời tiết cho phép, mẹ nên bơi ở những hồ bơi ngoài trời để tránh mùi clo khó chịu. Hiện nay, một số bể bơi có sử dụng ozone thay cho hồ bơi, nếu có thể, mẹ nên chọn những hồ bơi như vậy sẽ dễ chịu hơn.
Dù đã biết bơi nhưng không phải lúc nào mẹ cũng chắc chắn về mức độ an toàn của mình. Vì vậy, những hồ bơi có đội ngũ nhân viên y tế luôn túc trực là điều cần thiết, phòng khi có sự cố sẽ ứng phó kịp thời.
5# Đừng quên uống nước:
Đừng nghĩ khi đi bơi thì mẹ không bị mất nước nhé, dù không đổ mồ hôi nhưng mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn trong khi bơi. Do đó, cơ thể mẹ luôn cần bù lại nước, hãy uống nước trước và sau khi xuống hồ để tránh tình trạng mất nước mẹ nhé.
6# Không nên bơi quá lâu:
Dù lực nước có thể giúp bạn nâng đỡ toàn bộ cơ thể và mang lại cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu nhưng đừng ngâm mình dưới hồ quá lâu. Sau khi bơi nhiều vòng nên đo lại mạch để xem liệu mình có vận động quá sức không. Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy giảm vận động hoặc lên bờ ngồi nghỉ.
7# Không nên lặn
Khi lặn, mẹ sẽ vô tình gây áp lực lên vùng bụng và điều này rất nguy hiểm cho thai nhi. Đồng thời, mẹ cũng không nên nhảy ùm xuống bể bơi mà nên từ từ thả người vào nước vì động tác nhảy dễ gây tác động đến vùng bụng.
8# Sau khi bơi
– Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn một đôi dép chống trơn trượt khi đi bơi để dùng khi lên khỏi mặt nước.
– Vừa tắm xong, khi lên bờ, không nên mặc bộ đồ bơi bị ướt mà ngồi bất cứ chỗ nào vì vi khuẩn rất dễ phát triển và xâm nhập vào âm đạo thông qua môi trường ẩm ướt.
– Bổ sung thêm một lượng nước cho cơ thể.
– Sau khi bơi nên đi tắm nhưng tuyệt đối không nên tắm hơi.
– Đi tiểu sau khi bơi để ngăn ngừa viêm âm đạo.
– Sử dụng nước nhỏ mắt để ngăn chặn nhiễm trùng vi khuẩn.
Bên cạnh các lưu ý khi bơi, mẹ cũng nên cập nhật các kiến thức để dưỡng da cho bà bầu nữa mẹ nhé!
Hy vọng bài chia sẻ “Mang thai có nên đi bơi không” của Swimcare giúp các mẹ có những sự chuẩn bị kỹ càng trước khi đi bơi.
Swimcare là nhà nhập khẩu và phân phối sản phẩm cho người đi bơi bao gồm mỹ phẩm cao cấp TRISWIM giúp khử và loại bỏ chất Clo (Chlorine), kính bơi cao cấp dùng cho người bơi chuyên nghiệp WAVE, kính bơi cho người bị cận thị và trang phục bơi giúp ngăn ngừa Clo bám vào da.
Mọi góp ý và thư từ thông tin, xin vui lòng liên hệ email: info@swimcare.vn hoặc info@tombill.vn
Fanpage Swimcare: https://www.facebook.com/swimcare.vn/
Chân thành cảm ơn!